Cuộc sống tại khu trú ẩn Khu neo đậu tránh trú bão ở Hồng Kông

Vị trí vịnh lõm là khu neo đậu tránh trú bão Causeway Bay năm 1900Khu neo đậu tránh trú bão Aberdeen vào thập niên 1930

Trước những năm 1990, một lượng lớn dân cư đã sống trên những chiếc thuyền trong những khu neo đậu và nhiều người trong số họ là con cháu của dân chài hay người Đản Gia. Họ đã thiết lập một nền văn hóa nước khác với văn hóa chính thống được tìm thấy ở Hồng Kông. Văn hóa, theo nhiều định nghĩa, là một nền văn minh được phát triển đầy đủ, với ngôn ngữ riêng, các nghi lễ đám cưới và những thứ khác như thức ăn, những điệu hát và tập tục mê tín dị đoan. Món ăn phong cách Trung Quốc nổi tiếng "cua chiên tị phong đường" là một thức ăn có nguồn gốc từ khu neo đậu tránh trú bão của Hồng Kông.[2]

Nhưng trên thực tế, những năm đầu của cư dân nơi trú ẩn, nhiều người trong số họ không thể trả tiền thuê nhà đất, nên họ đã cư trú trong những phòng nhỏ được xây dựng trên thuyền. Phần lớn là những người tị nạn từ các tỉnh khác đến Hồng Kông sau năm 1949 để thoát khỏi chế độ cộng sản, có một cuộc nghiên cứu liên quan đến điều này của một đơn vị độc lập trong chương trình truyền hình "Below the Lion Rock" của đài RTHK. Nổi bật nhất trong số đó là khu neo đậu tránh trú bão Sao Ky Loan, trên thực tế là phần mở rộng của sáu ngôi làng trên ngọn núi cùng tên. Ngọn lửa bùng phát gây ra hỏa hoạn trong lễ hội mùa xuân năm 1976. Hầu hết cư dân được tái định cư đến làng Hưng Hoa, Trại Loan. Một khu định cư nổi tiếng khác là khu tránh trú bão Du Ma Địa cũ, nơi hầu hết các hộ gia đình sống trên thuyền đến từ huyện Dương Giang.

Cuộc sống và văn hóa của họ có vẻ thú vị và hấp dẫn trong mắt công chúng. Tuy nhiên, phần lớn người dân vẫn chưa được biết sự nghèo đói cùng cực ở nơi đây. Do họ thường phải đi ra biển để đánh bắt cá, hầu hết con cái của các gia đình ngư dân không có cơ hội học tập. Điều này tạo ra nhu cầu về "trường học nổi", được điều hành bởi các tổ chức tôn giáo, nhằm cung cấp giáo dục cho trẻ em trong khu. Ngoài ra, sản lượng đánh bắt cá và thu nhập không ổn định khiến việc kiếm sống trở nên khó khăn. Sau đó, vì khó có thể đặt nhà vệ sinh xả nước và các chỗ thu gom rác đúng cách trên tàu, cùng với mật độ dân số trở nên dày đặc hơn, không khó để tưởng tượng được sự kém vệ sinh của khu tránh trú bão.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khu neo đậu tránh trú bão ở Hồng Kông http://eatbma.blogspot.com/2008/01/under-bridge-sp... http://travel.cnn.com/hong-kong/causeway-bay-typho... http://travel.cnn.com/hong-kong/eat/secrets-underb... http://www.mardep.gov.hk/hk/pub_services/ocean/lpf... https://www.3thanwong.com/typhoon-shelter-prawn https://hk.lifestyle.appledaily.com/etw/magazine/a... https://www.hk01.com/%E7%A4%BE%E6%9C%83%E6%96%B0%E... https://hk.ulifestyle.com.hk/spot/detail/400872/%E... https://www.hkedcity.net/funpost/knowledge/page_54... https://web.archive.org/web/20190502102605/https:/...